SEO Off-page bao gồm các hoạt động được thực hiện bên ngoài trang web của bạn nhằm cải thiện thứ hạng của nó trên các công cụ tìm kiếm. Mặc dù backlink được cho là cốt lõi, nhưng SEO Off-page còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác để xây dựng uy tín thương hiệu và tăng cường nhận diện trực tuyến.
Vậy làm Off-page SEO là làm những gì? Triển khai Off-page SEO thế nào hiệu quả nhất cho SEO website? Hôm nay tôi sẽ chia sẻ đến bạn 5 thành phần cốt lõi của SEO Off-page và 8 kỹ thuật triển khai Off-page SEO hiệu quả nhất trong năm 2025. Mục tiêu của bài viết này là giúp bạn nắm bắt được kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về SEO Off-page, qua đó mà bạn có thể áp dụng cho chính website của mình.
Mục lục
Off-page SEO là gì?
Off-page SEO hay SEO ngoài trang là các hoạt động được thực hiện bên ngoài website như Link Building, SEO Local, tham gia và hoạt động trên các Social và Forum, làm Brading,…. Nhằm xây dựng sự tín nhiệm, uy tín và mức độ liên quan của website trong mắt các công cụ tìm kiếm như Google, từ đó cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Về cơ bản, Off-page SEO là mọi thứ bạn làm để làm cho trang web của mình trở nên hấp dẫn hơn đối với các công cụ tìm kiếm bằng cách thể hiện giá trị và độ tin cậy của nó với những người dùng của Google.
Tại sao Off-page SEO lại quan trọng khi SEO website?
Xây dựng sự tin cậy và tín nhiệm
Off-page SEO là yếu tố then chốt để thiết lập uy tín và độ tin cậy cho trang web của bạn. Nó giống như việc mọi người khác bảo đảm với Google rằng website này là 1 website uy tín, và có những giải pháp hay nhất cho mọi người.
Khi các website uy tín liên kết đến trang của bạn, những web này sẽ truyền một phần sức mạnh và độ tin cậy của mình cho bạn. Google coi đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy nội dung của bạn có giá trị và đáng tin cậy.
Đồng thời, Link Building cũng sẽ giúp công cụ tìm kiếm phát hiện các trang web để thu thập dữ liệu và hiểu nội dung của chúng.
Cải thiện thứ hạng và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm
John Mueller đã từng phát biểu rằng:
“Links are really important for us to find content initially.
So it’s like if nobody links to your website ever then we’re going to have a hard time recognizing that it even exists.”
Nghĩa là: Các liên kết thực sự quan trọng để chúng tôi tìm thấy nội dung ban đầu. Vì vậy, giống như nếu không ai liên kết đến website của bạn thì chúng tôi sẽ gặp khó khăn trong việc nhận ra rằng nó thậm chí còn tồn tại.
Việc có nhiều tín hiệu Off-page giúp công cụ tìm kiếm xem website của bạn là có tính chuyên môn cao và liên quan trong 1 lĩnh vực cụ thể, từ đó dẫn đến việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm.
Thúc đẩy nhận diện thương hiệu và lưu lượng truy cập
Off-page SEO giúp tăng nhận diện thương hiệu, khiến nhiều người biết đến bạn hơn.
Các lượt tìm kiếm thương hiệu (branded searches) khi người dùng tìm kiếm tên thương hiệu của bạn trên Google sẽ được Google sử dụng tương tự như các liên kết để xếp hạng công ty cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Bên cạnh đó, các lượt đánh giá và xếp hạng tích cực trên các nền tảng như Google Business Profile, Yelp, hoặc các trang web chuyên ngành khác đều có tác động đáng kể đến Off-page SEO, tăng độ tin cậy và ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm trên SERPs.
Đặc biệt, các liên kết tốt không chỉ giúp cải thiện thứ hạng mà còn có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo ra doanh số bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng.
Quan hệ với các yếu tố SEO khác
Off-page SEO là một phần thiết yếu của chiến lược SEO tổng thể, bên cạnh on-page SEO (tối ưu hóa nội dung và cấu trúc trên trang web) và technical SEO (cải thiện các yếu tố kỹ thuật của trang).
Các hoạt động Off-page SEO mặc dù xảy ra bên ngoài trang web của bạn, nhưng hiệu ứng của chúng vẫn sẽ lan tỏa trở lại để ảnh hưởng đến cách người dùng cảm nhận và tương tác với website của bạn, cuối cùng dẫn đến việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm và sự thành công của 1 chiến dịch SEO tổng thể.
5 thành phần chính của Off-page SEO
1. Backlinks
Backlinks hay liên kết đến (inbound links), là những siêu liên kết từ một website khác trỏ về trang web của bạn. Backlinks được xem như một “phiếu bầu tin cậy” hoặc lời giới thiệu từ các website khác đến website của bạn.
Theo Digital Resource, Backlink có thể chia thành 3 loại chính gồm:
- Backlinks tự nhiên (Natural Backlinks) là loại backlink mà các website khác tự nguyện liên kết đến nội dung của bạn vì họ thấy nó có giá trị và hữu ích cho đối tượng của họ. Đây là loại backlink được đánh giá cao nhất.
- Backlinks thủ công (Manual Backlinks) là loại backlink được tạo ra thông qua các hoạt động link building có chủ đích như mua guest post (book GP) hoặc liên hệ với các trang web/người có ảnh hưởng để xin hoặc mua liên kết trỏ về website của mình.
- Backlinks tự tạo (Self-Created Backlinks) là loại backlink bạn tự thêm liên kết vào như cái bài đăng trên các Blog 2.0. Forum, Social, Blog Comment,…. Loại backlink này cần sử dụng rất thận trọng vì công cụ tìm kiếm dễ phát hiện và cũng dễ đánh giá là spam.
Mặc dù hiện nay có nhiều nguồn (bao gồm Search Engine Land và Search Engine Journal) cho rằng, Backlink không còn nằm trong 3 yếu tố xếp hạng chính của Google nữa. Tuy nhiên Backlinks vẫn là một trong những tín hiệu giúp website của bạn được xếp hạng tốt hơn.
Có nghĩa là nếu như trước đây Backlink nằm trong top 3 yếu tố xếp hạng thì bây giờ Backlink có thể là nằm trong top 10 yếu tố xếp hạng chẳng hạn. Tác động của backlink có thể yếu đi so với trước kia, nhưng không phải là không còn tác động nào nữa.
Bên cạnh đó, khi các website uy tín liên kết đến trang của bạn, chúng truyền một phần sức mạnh và độ tin cậy của mình cho bạn. Điều này cho Google thấy trang web của bạn là một nguồn tài nguyên có giá trị và đáng tin cậy đối với người dùng.
Vậy làm thế nào để ứng dụng Backlinks trong Off-page SEO?
- Tạo nội dung có giá trị, đáng chia sẻ. Nội dung phải mang lại giá trị độc đáo, thông tin chi tiết, phân tích hoặc quan điểm không có sẵn ở nơi khác trên web (information gain). Ví dụ, các nghiên cứu, số liệu thống kê hoặc hướng dẫn chuyên sâu. Đây là cách tốt nhất để website của bạn có được backlink tự nhiên từ website khác.
- Mua Guest Posting, mua các bài báo PR,…
- Xây dựng hệ thống PBN riêng cho doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống Blog 2.0
- Đăng bài viết trên các Forum, Social và Blog Comment
- ……
Ở phần sau, chúng ta sẽ nói chi tiết hơn cách xây dựng Link Building.
2. Tín hiệu xã hội
Tín hiệu xã hội hay Social Signals là các chỉ số tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội, phản ánh cách người dùng tương tác và phản hồi nội dung của bạn. Social Signals bao gồm lượt thích, chia sẻ, bình luận, retweet và mức độ tương tác tổng thể trên mạng xã hội của bạn.
Social Signals rất quan trọng đối với Off-page SEO vì:
- Tăng khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập. Khi nội dung của bạn được chia sẻ và tương tác trên mạng xã hội, nó có thể tăng đáng kể khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận của nội dung, tiềm năng thu hút nhiều traffic hơn đến website của bạn.
- Xây dựng nhận diện thương hiệu. Sự hiện diện nhất quán trên mạng xã hội giúp xây dựng nhận diện thương hiệu, gián tiếp hỗ trợ các nỗ lực SEO bằng cách tăng khả năng có các backlink tự nhiên và Brand Mention.
- Bằng chứng xã hội (Social Proof). Theo Search Engine Land, các nội dung trên mạng xã hội, bao gồm hồ sơ và mức độ tương tác của bạn, cũng như nội dung do người dùng tạo (UGC), đánh giá và đề cập, hoạt động như một dạng bằng chứng xã hội mạnh mẽ. Loại nội dung này đặc biệt đáng tin cậy vì nó được tạo ra một cách tự nhiên bởi người dùng thực.
- Ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng: Theo Ahrefs, Google’s Gary Illyes đã tuyên bố rằng tín hiệu xã hội không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp, nhưng chúng làm tăng khả năng hiển thị nội dung, thu hút lưu lượng truy cập và có thể dẫn đến việc có thêm backlink tự nhiên, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến SEO.
Một số cách để bạn ứng dụng Social Signals:
- Chọn các nền tảng mạng xã hội nơi đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực để thu hút tương tác.
- Duy trì lịch đăng bài thường xuyên để giữ cho hồ sơ mạng xã hội của bạn luôn hoạt động.
- Chia sẻ nội dung hấp dẫn, có tính chia sẻ cao, đặc biệt là video ngắn, để thu hút sự chú ý của người dùng.
- Tích cực phản hồi bình luận, tin nhắn và đề cập trên các nền tảng mạng xã hội của bạn để tăng lòng trung thành và chia sẻ thương hiệu.
- Hợp tác với những người có ảnh hưởng hoặc các doanh nghiệp bổ trợ để quảng bá chéo nội dung của nhau, mở rộng phạm vi tiếp cận đến đối tượng mới.
3. Brand Mentions
Brand Mentions hay sự đề cập thương hiệu là những lần tên thương hiệu của bạn được nhắc đến trên các nền tảng trực tuyến khác, dù có hoặc không có liên kết trỏ về website của bạn.
Một số lý do Brand Mentions đặc biệt quan trọng đối với Off-page SEO là:
- Ngay cả khi không có backlink trỏ về, các lượt Brand Mentions vẫn báo hiệu sự uy tín và sự liên quan trong ngành của thương hiệu cho công cụ tìm kiếm. Google, Bing và các công cụ tìm kiếm khác đã phát triển để nhận ra tầm quan trọng của các đề cập thương hiệu như những “liên kết ngụ ý” (implied links)
- Gary Illyes và các nhà phân tích tìm kiếm của Google đã chỉ ra rằng cả liên kết và đề cập đều có thể giúp xác định E-E-A-T của một website. Và các tín hiệu về Brand Mentions cũng chính là những chỉ số về độ tin cậy trong E-E-A-T.
- Brand Mentions cũng giúp tăng nhận diện thương hiệu, khiến nhiều người biết đến bạn hơn, và có thể dẫn đến các tìm kiếm thương hiệu (branded searches). Google có thể sử dụng các lượt tìm kiếm thương hiệu này tương tự như các liên kết để xếp hạng website cao hơn.
Để tăng tín hiệu Brand Mentions, bạn có thể tham khảo 1 số cách sau:
- Đầu tư xây dựng kênh YouTube vì kênh YouTube giúp video của bạn tiếp cận lượng lớn người xem, dẫn đến việc nhiều người nói về thương hiệu của bạn và tìm kiếm thương hiệu trên Google
- Xuất hiện trên podcast và các cuộc phỏng vấn. Việc được phỏng vấn hoặc là khách mời trên các podcast giúp thương hiệu của bạn được nhắc đến trên các nền tảng có uy tín, từ đó tăng độ uy tín trong mắt Google
- Xuất hiện hình ảnh thương hiệu trên các trang báo lớn như VnExpress, VTV24, VTC News,….
- Tích cực tham gia và hoạt động trên các Mạng xã hội, diễn đàn, forum,….
- Tham gia các buổi nói chuyện/webinar. Các buổi nói chuyện trước công chúng tại các sự kiện ngành, hội nghị hoặc webinar là cách hiệu quả để thể hiện chuyên môn và uy tín của bạn, từ đó tăng sự tin cậy từ khán giả.
4. Reviews & Ratings
Reviews & Ratings là các đánh giá của khách hàng, lời chứng thực hoặc sự công nhận công khai xác thực thương hiệu của bạn.
Nếu thương hiệu hay website của bạn nhận được nhiều đánh giá tích cực thì bạn đã cho Google và người dùng thấy doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy và cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm tốt.
Hiện nay, nhiều công cụ tìm kiếm, bao gồm Google đều tính đến các đánh giá và xếp hạng khi xác định thứ hạng trang web. Chúng đặc biệt quan trọng đối với SEO Local, là yếu tố xếp hạng cho kết quả “map pack” của Google Business Profile.
Để nhận được nhiều Reviews & Ratings, bạn có thể áp dụng 1 số cách sau:
- Tạo trang riêng cho lời chứng thực/case study: Xây dựng một trang riêng trên website của bạn để giới thiệu các câu chuyện thành công hoặc case study của khách hàng. Những trang này không chỉ tăng niềm tin mà còn trở thành tài sản có thể liên kết.
- Khuyến khích khách hàng đánh giá: Nhẹ nhàng khuyến khích khách hàng để lại đánh giá sau khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Bạn có thể làm điều này qua email theo dõi, hóa đơn hoặc yêu cầu trực tiếp.
- Làm cho việc đánh giá dễ dàng: Cung cấp các liên kết trực tiếp đến các nền tảng đánh giá trên trang web và trong các thông tin liên lạc của bạn.
- Tương tác và phản hồi tất cả các đánh giá: Phản hồi tất cả các đánh giá, cả tích cực và tiêu cực. Điều này cho thấy bạn coi trọng phản hồi của khách hàng và cam kết cải thiện dịch vụ. Đối với đánh giá tiêu cực, hãy giữ bình tĩnh, chuyên nghiệp, thừa nhận vấn đề và đề nghị giải quyết.
- Không khuyến khích đánh giá tiêu cực hoặc yêu cầu đánh giá tốt: Google không cho phép cung cấp hoặc chấp nhận tiền để đổi lấy đánh giá.
- Tối ưu hóa Google My Business: Đối với các doanh nghiệp địa phương, việc tối ưu hóa GMB là yếu tố then chốt để quản lý và thu thập đánh giá.
- Nhận đánh giá trên các website uy tín: Ngoài nhận được đánh giá trên GMB, bạn cũng nên khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên các website uy tín khác như Google Map, TrustPilot, APIVoid, Scamadviser,….
5. Citations & NAP
Citations là những danh sách trực tuyến về tên, địa chỉ và số điện thoại (NAP – Name, Address, Phone number) của doanh nghiệp bạn trên các mạng xã hội, forum, diễn đàn, các trang web đánh giá,….
Citations đóng vai trò quan trọng trong SEO Local vì Google sử dụng chúng để xác nhận thông tin doanh nghiệp của bạn là chính xác, từ đó cải thiện khả năng hiển thị của bạn trong kết quả tìm kiếm địa phương và bản đồ
Bên cạnh đó, thông tin NAP nhất quán sẽ báo hiệu cho công cụ tìm kiếm rằng doanh nghiệp của bạn là hợp pháp, giúp cải thiện khả năng hiển thị trong tìm kiếm địa phương.
Cách ứng dụng Citations trong Off-page SEO:
- Đăng ký và xác nhận thông tin doanh nghiệp: Đảm bảo doanh nghiệp của bạn được liệt kê trên các thư mục địa phương và nền tảng quan trọng như Google My Business, Yelp, Bing Places, Apple Maps, Yellow Pages và các trang web chuyên ngành.
- Đồng bộ NAP: Điều cực kỳ quan trọng là làm cho thông tin Tên, Địa chỉ, Số điện thoại (NAP) của bạn nhất quán trên tất cả các nền tảng. Nếu không đồng bộ NAP thì Google sẽ nghĩ rằng đây là thông tin về 2 doanh nghiệp khác nhau.
- Tối ưu Google my Business: Điền đầy đủ thông tin chi tiết, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, trang web, giờ làm việc, tải lên hình ảnh chất lượng cao và thường xuyên đăng bài cập nhật.
- Tìm kiếm các đề cập không liên kết: Tìm kiếm các trang web có đề cập đến doanh nghiệp của bạn nhưng chưa có liên kết và yêu cầu họ thêm liên kết.
8 chiến lược và kỹ thuật triển khai Off-page SEO tốt nhất
1. Link Building
Theo Surfer SEO, Link Building được coi là xương sống, là linh hồn và là trái tim của mọi chiến lược Off-page SEO. Như đã nói ở trên, website càng có nhiều backlink chất lượng cao, website của bạn càng được công cụ tìm kiếm coi là có uy tín và sự liên quan về ngành, từ đó cải thiện thứ hạng được tốt hơn.
Để triển khai link building 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng 1 số chiến lược sau:
Tạo nội dung đáng chia sẻ (Share-Worthy Content)
Cách tốt nhất để có được backlink tự nhiên là tạo ra nội dung chất lượng cao, có giá trị và dễ chia sẻ. Khi nội dung của bạn giàu thông tin, hấp dẫn và hữu ích, các trang web khác sẽ có nhiều khả năng liên kết tự nhiên đến nó hơn.
Nội dung này có thể là các nghiên cứu độc đáo, dữ liệu gốc, hoặc phân tích sâu rộng và được trích dẫn từ nhiều nguồn uy tín.
Ví dụ, việc đầu tư vào một danh sách các thống kê về tỷ lệ người dùng email, thống kê về CTR trung bình trong ngành mẹ và bé, thống kê về tỷ lệ chuyển đổi trên sàn thương mại điện tử,…. có thể thu hút các trang web khác và nhà báo trích dẫn số liệu của bạn.
Phân tích backlink của đối thủ cạnh tranh
Sử dụng các công cụ SEO như Ahrefs hoặc Semrush để phân tích hồ sơ backlink của đối thủ cạnh tranh. Sau đó:
- Sao chép (Replicate): Tìm các backlink mà đối thủ của bạn có, sau đó đánh giá lại có referring domain nào mà bạn chưa có. Sau đó thì cố gắng xây dựng backlink về website của bạn từ các nguồn này.
- Tái tạo (Reproduce): Xác định các chiến lược xây dựng liên kết mà đối thủ của bạn đang sử dụng hiệu quả và áp dụng chúng cho trang web của bạn.
- Thay thế (Replace): Tìm các trang đã chết (404) trên trang web của đối thủ có nhiều backlink, tạo lại nội dung tương tự, sau đó liên hệ với những người đang liên kết đến trang đã chết đó và yêu cầu họ thay thế bằng liên kết của bạn.
Guest Posting
Viết bài chất lượng cao cho các trang web uy tín trong ngành của bạn. Việc này giúp bạn tiếp cận đối tượng độc giả mới, xây dựng thương hiệu, và quan trọng nhất là nhận được backlink chất lượng cao về website.
Mặc dù Google đã từng hạ thấp giá trị của guest posting cho mục đích xây dựng liên kết, nhưng việc tập trung vào các trang web có chuyên môn về ngành và nội dung trong bài GP có cung cấp giá trị thực thì vẫn mang lại lợi ích SEO.
Yêu cầu nhà báo (Journalist Requests) / HARO
Các nền tảng như HARO (Help A Reporter Out) sẽ giúp bạn kết nối các chuyên gia với nhà báo đang tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Khi bạn giúp họ giải quyết các vấn đề và hoàn thành bài viết thì họ có thể giúp trang web của bạn nhận được backlink từ các trang tin tức có uy tín.
Báo PR
Đăng nội dung giới thiệu doanh nghiệp của bạn trên các trang báo uy tín như VnExpress hay VTV,… cũng giúp tăng tín hiệu về website của bạn.
2. Tiếp thị nội dung ngoài Website
Tiếp thị nội dung ngoài Website đơn giản là việc bạn share các bài viết trên website của bạn ra các nền tảng khác như
- Chia sẻ nội dung lên mạng xã hội
- Gửi nội dung đến danh sách người đăng ký email
- Hợp tác với các blogger hoặc doanh nghiệp khác để chia sẻ nội dung của nhau
- Chuyển đổi nội dung của bạn thành nhiều định dạng khác nhau (ví dụ: bài viết thành video, podcast, infographic, webinar) để tiếp cận các đối tượng khán giả khác nhau ở nền tảng khác như Youtube, Spotify, Tiktok,…
- Đăng bài trên các nền tảng như Medium, LinkedIn, Outbrain, Taboola,….
- Đăng bài trên các forum như Reddit, Quora, lamchame,….
3. Mạng xã hội (Social Media)
Tạo nội dung hấp dẫn về mặt hình ảnh và dễ chia sẻ sẽ thu hút sự chú ý của khán giả tốt hơn trên các mạng xã hội.
Bạn cũng cần phải duy trì lịch trình đăng bài đều đặn để giữ cho hồ sơ mạng xã hội của bạn luôn hoạt động và tương tác.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tích cực phản hồi bình luận, tin nhắn và đề cập trên các nền tảng mạng xã hội của bạn. Tương tác thường xuyên sẽ tăng lòng trung thành của người dùng với thương hiệu và nội dung được chia sẻ.
4. SEO địa phương (Local SEO)
Để triển khai Local SEO, bạn cần phải tối ưu hóa Hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google My Business – GMB). Tại trang GMB, bạn sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về doanh nghiệp, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, trang web, giờ làm việc và ảnh chất lượng cao của doanh nghiệp.
Sau đó, bạn hãy mời khách hàng để lại đánh giá trên GMB và phản hồi tất cả các đánh giá của khách hàng. Điều này chứng tỏ sự tương tác tích cực với cộng đồng và cam kết với sự hài lòng của khách hàng trong mắt của Google.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên chia sẻ những thông tin cập nhật, chương trình khuyến mãi và sự kiện của doanh nghiệp lên trên trang GMB của bạn.
Đặc biệt, ở phần tối ưu hóa danh mục kinh doanh thì bạn hãy càng khai báo cụ thể càng tốt.
Đồng thời, bạn cũng nên triển khai Local Citations bằng cách xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trên các danh bạ địa phương như Yelp, Yellow Pages, Bing Places, Apple Maps và các danh bạ chuyên ngành. Một điều đặc biệt mà bạn cần lưu ý khi triển khai Local Citations đó là cần phải đồng bộ được NAP (Name, Address, Phone number).
5. Influencer Marketing
Influencer là những cá nhân có lượng người theo dõi trên mạng xã hội (thường từ 10.000 đến 100.000 người) và chuyên về một lĩnh vực hoặc ngành cụ thể. Khi những người ảnh hưởng đề xuất sản phẩm của doanh nghiệp bạn, những người theo dõi những Influencer này sẽ tìm kiếm website của bạn để tìm hiểu sản phẩm và mua hàng, từ đó bạn sẽ nhận được rất nhiều tín hiệu về Brand Mention.
Để triển khai Influencer Marketing, bạn cần phải:
- Nghiên cứu và xác định những người ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn, những người thực sự kết nối với khách hàng mục tiêu của bạn. Tìm những người phù hợp với giá trị thương hiệu của bạn và có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.
- Cách tiếp cận của bạn phải được cá nhân hóa, chân thực và định hướng giá trị. Điều chỉnh thông điệp của bạn cho từng người ảnh hưởng, nêu rõ lợi ích của sự hợp tác và cách nó phù hợp với sở thích của đối tượng khán giả của họ.
- Về các hình thức hợp tác thì có thể bao gồm bài đăng được tài trợ, video unboxing, hướng dẫn (how-to/tutorial), tích hợp lối sống, chuyển đổi trước và sau, hoặc cùng tạo nội dung,….
- Sau khi hợp tác với Influencer, bạn cần theo dõi tác động của các chiến dịch của bạn. Bạn hãy phân tích các chỉ số như traffic vào website , tương tác trên mạng xã hội và chuyển đổi để đánh giá hiệu quả,….
6. Quản lý danh tiếng trực tuyến (Online Reputation Management)
Quản lý danh tiếng trực tuyến (Online Reputation Management) liên quan đến việc theo dõi và quản lý danh tiếng trực tuyến của một doanh nghiệp bằng cách phản hồi các đánh giá, tương tác với khách hàng và theo dõi các đề cập trực tuyến về doanh nghiệp.
Các đánh giá, lời chứng thực hoặc sự công nhận công khai của khách hàng xác thực thương hiệu của bạn được gọi là Social Proof (bằng chứng xã hội). Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thương hiệu trong mắt của khách hàng và cả Google.
Một số cách để thực hiện như sau:
- Sau khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, khuyến khích khách hàng để lại đánh giá. Bạn có thể làm điều này thông qua email theo dõi, biên lai hoặc trực tiếp
- Cung cấp các liên kết trực tiếp đến các nền tảng đánh giá trên trang web và trong các thông tin liên lạc của bạn. Càng dễ để lại đánh giá, khách hàng càng có khả năng thực hiện
- Phản hồi tất cả các đánh giá, dù tích cực hay tiêu cực. Điều này cho thấy bạn coi trọng phản hồi của khách hàng và cam kết cải thiện dịch vụ của mình
- Trong trường hợp nhận được các đánh giá tiêu cực, bạn hãy phản hồi các đánh giá tiêu cực một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp, hãy thừa nhận vấn đề và đề nghị giải quyết vấn đề theo hướng có lợi cho khách hàng. Cuối cùng thì sử dụng các đánh giá tiêu cực làm phản hồi để cải thiện doanh nghiệp của bạn.
7. Tham gia và hoạt động trên diễn đàn và cộng đồng
Bạn hãy tham gia và hoạt động thật tích cực trên các diễn đàn, cộng đồng, hội nhóm,…. Hãy cung cấp các phản hồi hữu ích, chia sẻ nhiều thông tin hoặc bắt đầu các cuộc thảo luận có ý nghĩa. Mục tiêu là xây dựng danh tiếng là một nguồn kiến thức đáng tin cậy.
Một mẹo để tăng tín hiệu về website được tốt hơn đó là sử dụng chữ ký có backlink trỏ về website nếu diễn đàn cho phép. Đây là một cách không xâm phạm để quảng bá website của bạn.
Tuy nhiên, 1 số lưu ý khi triển khai kỹ thuật Off-page SEO này là:
- Không quảng bá quá mức: Việc liên tục quảng bá trang web hoặc dịch vụ của bạn được coi là Spam, và dễ bị Google phạt.
- Tôn trọng các quy tắc: Mỗi diễn đàn hoặc cộng đồng có các quy tắc riêng nên bạn hãy đọc thật kỹ và tuân thủ chúng.
- Tương tác một cách chân thực: Tham gia vào các cuộc thảo luận có liên quan đến chuyên môn của bạn. Tính chân thực xây dựng lòng tin và sự tôn trọng, quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ thả liên kết.
8. Tổ chức các sự kiện và tiếp thị ngoại tuyến
Các kênh tiếp thị ngoại tuyến và sự kiện có thể gián tiếp tăng cường danh tiếng và sự hiện diện trực tuyến của bạn. Chúng cho phép bạn gặp gỡ các chuyên gia trong ngành, xây dựng mối quan hệ, và tạo ra sự lan truyền (buzz) xung quanh doanh nghiệp của bạn.
Một số hoạt động mà bạn có thể tham khảo như:
- Tài trợ cộng đồng (Community Sponsorship): Nếu thương hiệu của bạn có đủ khả năng, bạn có thể tài trợ các sự kiện cộng đồng như lễ hội, các cuộc chạy từ thiện hoặc hội thảo giáo dục. Đổi lại, bạn có thể nhận được rất nhiều backlink từ các trang web phi lợi nhuận, blog môi trường và các hãng tin tức đưa tin về những sự kiện này. Ví dụ, Patagonia tài trợ nhiều sự kiện và sáng kiến môi trường khác nhau như các chiến dịch trồng cây, và họ nhận được rất nhiều backlink từ các trang web phi lợi nhuận và blog môi trường.
- Tiếp thị du kích ngoại tuyến (Offline Guerrilla Marketing): Sử dụng các cách sáng tạo, bất ngờ để thu hút sự chú ý của mọi người. Những điều như miếng dán, nghệ thuật công cộng, cửa hàng pop-up,…. Bạn có thể khuyến khích mọi người chia sẻ nội dung với các hashtag có thương hiệu, tạo ra sự lan truyền trực tuyến và backlink. Ví dụ nổi bật là chiến dịch “Scream for Ice Cream” của McDonald’s tại Singapore, nơi khách hàng có thể nhận kem miễn phí bằng cách hét lên. Điều này tạo ra một trang hướng dẫn trên website của họ, thu hút nhiều traffic vào website hơn ở sự kiện này.
- Tham gia sự kiện và diễn thuyết (Speaking Engagements): Tham dự các sự kiện và gặp gỡ các chuyên gia trong ngành. Bạn có thể được mời nói chuyện, điều này sẽ giúp xây dựng uy tín và chuyên môn của bạn. Yêu cầu các nhà tổ chức sự kiện liên kết đến website của bạn trong các tài liệu quảng cáo nhằm tăng tín hiệu về website hơn.
- Cộng tác và đối tác (Partnerships): Hợp tác với các thương hiệu lớn hơn hoặc các tổ chức bổ sung. Ví dụ, HubSpot hợp tác với Wistia để đồng tổ chức webinar, cho phép họ chia sẻ công việc quảng bá và tiếp cận khán giả của nhau, dẫn đến backlink chất lượng cao từ các trang đăng ký webinar và bài đăng trên blog.
6 lưu ý đặc biệt quan trọng khi triển khai Off-page SEO
1. Liên tục tối ưu và triển khai Off-page SEO
SEO Off-page không phải là một chiến dịch mà bạn thực hiện một lần rồi bỏ qua; Off-page SEO là một nỗ lực không ngừng nghỉ và liên tục.
Việc xây dựng và duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, thu hút các liên kết ngược (backlink), và tương tác với khán giả đòi hỏi sự kiên trì liên tục để duy trì và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Ngay cả sau khi website của bạn đã được thiết lập, bạn vẫn cần tiếp tục các hoạt động Off-page SEO. Việc liên tục tạo ra các tín hiệu bên ngoài website là điều cần thiết để đảm bảo thứ hạng bền vững trong bối cảnh thuật toán tìm kiếm luôn thay đổi.
2. Không Spam
Mua bán liên kết hoặc sử dụng các Mạng lưới Blog Cá nhân (PBNs) là những chiến thuật SEO mũ đen (black hat SEO) bị Google nghiêm cấm và có thể dẫn đến các hình phạt nghiêm trọng.
Google đầu tư rất nhiều để khiến các dịch vụ xây dựng liên kết đơn giản trở nên kém hiệu quả. Mặc dù một số liên kết mua có thể mang lại hiệu quả tạm thời, nhưng chúng thường dẫn đến các hình phạt thủ công hoặc bị thuật toán của Google phát hiện và loại bỏ giá trị.
Các liên kết từ “khu vực xấu” (bad neighborhoods) như các trang web spammy có thể làm tổn hại đến thứ hạng của bạn. Điều này đã được nhắc đến trong bài viết Google’s 200 Ranking Factors của Backlinko.
Google liên tục phát triển các thuật toán (như Penguin) để phát hiện và làm giảm giá trị của các liên kết kém chất lượng hoặc không tự nhiên.
John Mueller của Google đã giải thích rằng các thuật toán học máy của họ có thể xác định các liên kết từ bài viết khách (guest post) được sử dụng với mục đích thao túng và tự động bỏ qua giá trị của chúng.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn có được các liên kết “spammy”, Google có thể đơn giản là “phớt lờ” chúng, khiến nỗ lực của bạn trở nên vô ích và tiềm ẩn rủi ro.
3. Tập trung vào chất lượng hơn số lượng, đặc biệt đối với backlinks
Đây là một nguyên tắc cốt lõi trong SEO Off-page, đặc biệt là với backlink. Rank Math nhấn mạnh rằng “không phải tất cả các backlink đều được tạo ra như nhau”.
Trọng tâm đã chuyển từ việc có một số lượng lớn các liên kết sang việc có các liên kết chất lượng cao từ các trang web uy tín, có thẩm quyền và liên quan.
Một liên kết chất lượng cao từ một website có uy tín và chuyên môn có thể giá trị hơn hàng trăm hoặc hàng ngàn liên kết kém chất lượng. Các liên kết từ các website cùng ngành hoặc có chủ đề tương tự sẽ có giá trị hơn đáng kể so với các website không liên quan.
4. Tốc độ tăng link tự nhiên
Tốc độ tăng liên kết (link velocity) là tốc độ mà website của bạn thu được các backlink mới.
Một sự tăng vọt đột ngột, không tự nhiên về số lượng liên kết có thể là dấu hiệu rõ ràng của các liên kết giả mạo trong mắt Google và khiến website của bạn bị đưa vào trạng thái Google Sandbox.
Ngược lại, tốc độ tăng liên kết “tích cực” và ổn định thường giúp cải thiện thứ hạng trên SERP vì nó cho thấy website của bạn đang ngày càng phổ biến một cách tự nhiên.
5. Tư duy theo chiến dịch
Thay vì coi Off-page SEO chỉ là việc “tạo liên kết” đơn lẻ cho SEO, bạn hãy tiếp cận Off-page SEO như một chiến dịch marketing tổng thể cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn cần lập kế hoạch, thực hiện và đo lường các nỗ lực Off-page SEO giống như bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào khác để đạt được kết quả bền vững.
Cách tiếp cận này đảm bảo rằng mỗi sáng kiến đều có mục đích rõ ràng, có thể đo lường được và phù hợp với các mục tiêu Marketing rộng lớn hơn cho doanh nghiệp của bạn.
6. Tận dụng AI và Machine Learning
Theo Search Engine Land, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML) đang cách mạng hóa cách các công cụ tìm kiếm hoạt động và cách các chuyên gia SEO làm việc.
Google đã và đang sử dụng AI/ML trong các hệ thống xếp hạng của mình như RankBrain, BERT và MUM để hiểu ý định người dùng và cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.
Trong SEO Off-page, các công cụ AI có thể hỗ trợ đáng kể trong việc tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình, giúp bạn tìm kiếm cơ hội và thực hiện các chiến dịch hiệu quả hơn.
Kết luận
SEO Off-page là một phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing nói chung và SEO website nói riêng, tập trung vào việc xây dựng uy tín, nhận diện và các tín hiệu bên ngoài trang web, với liên kết ngược vẫn là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thứ hạng tìm kiếm.
Nếu bạn chưa biết nên triển khai Off-page SEO thế nào cho website của mình thì hãy để lại thông tin dưới bình luận để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhé!
Bài viết trên được tôi tham khảo từ nhiều nguồn uy tín như Ahrefs, Semrush, Backlinko, Surfer SEO, Search Engine Journal,…. Nếu có điều gì sai sót hoặc cần đính chính thì hãy phản hồi cho chúng tôi biết ở phần bình luận nhé.
Nguồn bài viết tham khảo:
- https://www.reddit.com/r/bigseo/comments/53mdz5/Off-page_seo_what_does_it_actually_involve_other/
- https://ahrefs.com/blog/Off-page-seo-checklist/
- https://www.searchenginejournal.com/ranking-factors/top-ranking-factors/
- https://backlinko.com/google-ranking-factors
- https://rankmath.com/blog/Off-page-seo/
- https://www.linkedin.com/pulse/complete-guide-Off-page-seo-digitalresource-pmudc/
- https://www.searchenginejournal.com/Off-page-seo-guide/459244/
- https://ahrefs.com/seo/glossary/Off-page-seo
- https://moz.com/learn/seo/off-site-seo