Keywords Research là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ và cụm từ mà khách hàng mục tiêu của bạn nhập vào các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing. Mục tiêu chính là xác định các từ khóa có liên quan, có lượng tìm kiếm đáng kể và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn, sau đó sử dụng chúng để tối ưu hóa nội dung trang web của bạn nhằm cải thiện thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Hãy cùng tôi tìm hiểu 5 cách nghiên cứu, tim kiếm từ khóa SEO và 4 bước phân tích, đánh giá và lựa chọn từ khóa SEO cho website của bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Keywords Research là gì?

Keywords Research hay nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ khóa mà người dùng nhập vào các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing; mục tiêu là sử dụng để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng hoặc marketing nói chung.

Quá trình nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn khám phá được các truy vấn có giá trị mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin. Quá trình này cũng giúp bạn xác định các truy vấn để nhắm mục tiêu, mức độ phổ biến của chúng, và độ khó xếp hạng.

Khi biết khách hàng của bạn đang tìm kiếm gì, bạn có thể điều chỉnh nội dung của mình để đáp ứng nhu cầu của họ và cải thiện khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm (SERP).

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng đối với SEO?

  • Nền tảng của SEO: Từ khóa là “xương sống” của SEO. Nếu nội dung không tập trung vào các từ khóa được tìm kiếm, bài viết sẽ không thu hút Organic Traffic từ Google.
  • Hiểu ý định người dùng: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và mong muốn thực sự của đối tượng mục tiêu, từ đó mà bạn có thể tạo nội dung phù hợp, đáp ứng chính xác ý định của người dùng. Google ưu tiên hiển thị nội dung liên quan nhất, và tối ưu hóa từ khóa giúp tăng tính liên quan của trang web với các truy vấn tìm kiếm.
  • Cải thiện thứ hạng và Traffic: Khi nội dung tối ưu hóa cho các từ và cụm từ mà người dùng tìm kiếm, trang web có khả năng đạt thứ hạng cao hơn, giúp tăng Traffic chất lượng vào website của bạn.
  • Nâng cao hiệu quả marketing và chuyển đổi: Nghiên cứu từ khóa không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các từ có lượng tìm kiếm cao, mà còn tập trung vào những từ khóa phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi chiến lược SEO dựa trên nhu cầu của khán giả, nội dung sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dùng, từ đó tăng số lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Thông tin chi tiết về xu hướng và chiến lược nội dung: Nghiên cứu từ khóa hiệu quả cung cấp cái nhìn sâu sắc về các xu hướng tiếp thị hiện tại và những chủ đề mà mọi người quan tâm. Những thông tin này từ các thuật ngữ tìm kiếm thực tế có thể định hình chiến lược nội dung và chiến lược marketing tổng thể.
  • Phân bổ tài nguyên hiệu quả: Nghiên cứu từ khóa giúp doanh nghiệp phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và công sức vào các từ khóa không mang lại giá trị hoặc quá khó cạnh tranh.
  • Có chiến lược dài hạn: Nghiên cứu từ khóa không phải là hoạt động một lần mà là một nỗ lực liên tục để duy trì khả năng hiển thị và tính cạnh tranh. Ngôn ngữ tìm kiếm, các từ khóa mới, cùng với nhu cầu và ý định của khán giả, luôn thay đổi. Do đó, việc đánh giá và cập nhật chiến lược từ khóa định kỳ là vô cùng quan trọng.

5 Cách tìm kiếm từ khóa cho website của bạn

Cách 1: Kiểm tra tình trạng xếp hạng hiện tại của website

Khi website của bạn đã ranking cho 1 số lượng bài viết nhất định thì có thể Google cũng đã xếp hạng cho một số từ khóa liên quan. Bạn hãy kiểm tra thứ hạng hiện tại của các từ khóa và các trang hiện tại trên website của bạn để tìm ra những từ khóa mà Google đã báo hiệu rằng website của bạn có liên quan (đã xếp hạng được).

Với cách này bạn có thể sử dụng 3 công cụ chính là Google Search Console, Semrush Organic Research tool và Ahrefs Webmaster Tools (AWT).

Trong Google Search Console, truy cập phần “Performance” > “Search results”. Công cụ này hiển thị các truy vấn (từ khóa) mà website của bạn đang xếp hạng và nhận được lượt click.

Bạn sẽ thấy số lần click, hiển thị (impressions), tỷ lệ click (CTR), và vị trí xếp hạng trung bình.

Tuy nhiên, nhược điểm của Google Search Console là công cụ này chỉ có thể hiển thị tới 1.000 từ khóa phổ biến nhất website xếp hạng.

Ahrefs Webmaster Tools (AWT) là một lựa chọn miễn phí khác, tương tự Google Search Console nhưng hiển thị tất cả các từ khóa mà website xếp hạng, kèm theo các chỉ số SEO như Keyword Difficulty (KD) và monthly search volume (khối lượng tìm kiếm hàng tháng).

Tuy nhiên bạn cần phải kết nối Google Search Console với Ahrefs thì mới có thể sử dụng được chức năng miễn phí này.

Với Semrush’s Organic Research tool, bạn sẽ nhập domain của bạn, chọn vị trí địa lý mục tiêu, sau đó chuyển đến báo cáo “Positions”. Bảng này hiển thị các từ khóa bạn xếp hạng và vị trí cao nhất đạt được. Lưu ý công cụ này chỉ hiển thị từ khóa nếu bạn xếp hạng trong top 100 kết quả tự nhiên hoặc trong các SERP feature.

Tuy nhiên nhược điểm là tool này không cho sử dụng Free mà bạn phải mua. Hiện Semrush bán tool này với giá $139.95/mo cho 1 gói Pro cơ bản, khá là đắt.

Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký mua chung tại các đơn vị bán tool dùng chung như ToolsClub hay sumosoftware để tiết kiệm chi phí. Giá mua Semrush chung chỉ từ 50.000đ – 100.000đ/tháng cho 1 tài khoản dùng chung.

Lưu ý: Nếu website đã xếp hạng cho một từ khóa nhưng trang đích không tối ưu hoàn toàn cho nó, bạn có thể tạo một trang mới hoặc tối ưu trang hiện tại được tốt hơn, có đề cập thêm nội dung cho từ khóa đó. Phương pháp này được Backlinko gọi là Double Down

Cách 2: Dùng công cụ nghiên cứu từ khóa

Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên nghiệp là cách hiệu quả và phổ biến nhất để khám phá một lượng lớn ý tưởng từ khóa.

Một số công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay là:

  • Ahrefs Keywords Explorer
  • Semrush Keyword Magic Tool
  • Moz Keyword Explorer
  • Google Keyword Planner
  • Keywords Everywhere
  • SE Ranking
  • Ubersuggest
  • KeywordTool.io
  • KWFinder
  • SearchVolume.io
  • Rank Tracker
  • Clearscope’s Keyword Discovery
  • AnswerThePublic.com
  • Question DB
  • SeedKeywords.com
  • alsoast.com

Bắt đầu bằng việc nhập các seed keywords (từ khóa hạt giống) vào công cụ. Công cụ sẽ trả về danh sách các ý tưởng từ khóa liên quan dựa trên seed keywords của bạn. Các báo cáo thường gặp bao gồm:

  • All Keywords / Broad Match: Chứa seed keyword theo bất kỳ thứ tự nào.
  • Phrase Match: Chứa seed keyword theo thứ tự chính xác.
  • Exact Match: Chứa seed keyword theo thứ tự và dạng chính xác.
  • Related / Having Same Terms: Chứa các từ trong seed keyword theo bất kỳ thứ tự nào hoặc các từ khóa có liên quan về mặt ngữ nghĩa.
  • Search Suggestions: Các gợi ý tự động hoàn thành từ Google.
  • Questions: Danh sách các từ khóa dạng câu hỏi liên quan đến chủ đề.
  • Newly Discovered: Các từ khóa mới xuất hiện và có sự gia tăng mức độ phổ biến.

Sau đó, bạn áp dụng bộ lọc (filters) để tinh chỉnh danh sách từ khóa đó thành những từ khóa tiềm năng, phù hợp với nhu cầu của bạn hơn. Các bộ lọc phổ biến bao gồm:

  • Include/Exclude keywords: Bao gồm hoặc loại trừ các từ cụ thể.
  • Search Volume: Lọc theo khối lượng tìm kiếm hàng tháng tối thiểu hoặc tối đa.
  • Keyword Difficulty (KD): Lọc theo điểm độ khó xếp hạng tối thiểu hoặc tối đa.
  • Intent: Lọc theo mục đích tìm kiếm (ví dụ: Commercial, Transactional, Informational, Navigational).
  • SERP Features: Lọc theo sự hiện diện của các tính năng SERP nhất định.
  • CPC: Lọc theo giá mỗi click (dùng như thước đo sơ bộ về giá trị thương mại).

Đặc biệt nếu bạn dùng Ahrefs thì bạn còn có thể nhóm các từ khóa liên quan về chủ đề lại với nhau bằng tính năng Parent Topic. Còn đối với Semrush có tính năng Keyword Strategy Builder để nhóm từ khóa thành các cụm chủ đề (topic clusters) và cụm từ khóa (keyword clusters), giúp tiết kiệm thời gian bạn gom nhóm từ khóa hơn.

Cách 3: Phân tích từ khóa của đối thủ

Phân tích từ khóa của các đối thủ cạnh tranh là một “mỏ vàng” để khám phá các từ khóa hiệu quả. Đối thủ đã làm công việc khó khăn là tìm và xếp hạng cho các từ khóa đó, vì vậy bạn có thể học hỏi từ họ và xác định các khoảng trống trong chiến lược của riêng mình.

Đầu tiên bạn sử dụng các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh như Ahrefs Site Explorer, Ahrefs Content Gap tool, Semrush Keyword Gap, Semrush Organic Research tool hoặc Moz Competitive Research tool.

Nhập domain của một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh vào công cụ.

Sử dụng báo cáo Organic keywords (trong Ahrefs Site Explorer, Semrush Organic Research, Moz Keyword Explorer) để xem tất cả các từ khóa mà domain của đối thủ đang xếp hạng.

Công cụ Competing Domains của Ahrefs Site Explorer có thể giúp bạn khám phá thêm các đối thủ khác dựa trên từ khóa chung mà họ xếp hạng.

Công cụ Keyword Gap (Semrush) hoặc Content Gap (Ahrefs) cho phép bạn so sánh các từ khóa mà domain của bạn và đối thủ xếp hạng. Các báo cáo chính bao gồm:

  • Missing: Từ khóa mà tất cả các domain đối thủ xếp hạng nhưng domain của bạn không.
  • Untapped: Từ khóa mà ít nhất một domain đối thủ xếp hạng nhưng domain của bạn không.
  • Weak: Từ khóa mà tất cả xếp hạng, nhưng domain của bạn xếp hạng thấp nhất.
  • Strong: Từ khóa mà tất cả xếp hạng, và domain của bạn xếp hạng cao nhất.
  • Unique: Từ khóa mà domain của bạn xếp hạng, nhưng các đối thủ được phân tích không xếp hạng

Trong video How to Do SEO Keyword Research (2025 Update) của Nathan Gotch cũng có gợi ý cho bạn rằng bạn nên tập trung phân tích các đối thủ có mức độ authority (Domain Rating, Domain Authority) tương tự website của bạn thay vì những “ông lớn” trong ngành để tìm kiếm các từ khóa có khả năng xếp hạng cao hơn.

Dưới đây là video hướng dẫn của Nathan Gotch mà bạn nên xem qua:

Cách 4: Tham khảo Google Suggest, People also search for và People also Ask trên SERP

Google cung cấp các gợi ý trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm dựa trên dữ liệu tìm kiếm thực tế của hàng tỷ người dùng. Đây là một nguồn ý tưởng từ khóa miễn phí và vô giá, giúp bạn khám phá các cụm từ tìm kiếm liên quan, đặc biệt hữu ích cho việc tìm các từ khóa dài (long-tail keywords) và các câu hỏi mà người dùng thường hỏi.

Có 3 nơi trên SERP mà bạn có thể tham khảo là Google Suggest, People also search for và People also Ask trên SERP

Google Suggest (Autocomplete – Tự động hoàn thành): Mở Google Search và bắt đầu gõ một từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn vào thanh tìm kiếm. Google sẽ hiển thị danh sách các cụm từ tìm kiếm phổ biến mà người dùng khác đã sử dụng. Những gợi ý này thường là những từ khóa đang được tìm kiếm nhiều.

Related Searches (Tìm kiếm liên quan): Sau khi bạn đã thực hiện tìm kiếm cho một từ khóa và nhận được trang kết quả (SERP), cuộn xuống cuối trang. Google hiển thị một phần gọi là “Searches related to [từ khóa của bạn]” (Tìm kiếm liên quan đến [từ khóa của bạn]). Đây là những từ khóa có liên quan trực tiếp đến truy vấn ban đầu của bạn.

People Also Ask (PAA – Mọi người cũng hỏi): Trên trang kết quả Google (SERP), bạn có thể thấy một hộp có tiêu đề “People also ask”. Hộp này chứa danh sách các câu hỏi phổ biến khác mà người dùng thường hỏi sau khi nhập truy vấn ban đầu của bạn. Các câu hỏi trong PAA là nguồn tuyệt vời cho các từ khóa dạng câu hỏi (question keywords) và có thể là ý tưởng cho các bài viết blog hoặc phần FAQ (Câu hỏi thường gặp) trên website của bạn.

Cách 5: Nghiên cứu Niche và khách hàng mục tiêu

Việc nghiên cứu sâu về thị trường ngách (niche) của bạn và hiểu rõ ngôn ngữ, vấn đề, nhu cầu, và mong muốn của khách hàng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng.

Từ khóa hiệu quả nhất là những từ khóa mà đối tượng mục tiêu của bạn thực sự sử dụng khi tìm kiếm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Việc này giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp và có giá trị cao trong mắt người dùng và cả Google.

Một số phương pháp mà bạn có thể thực hiện nghiên cứu từ khóa theo Niche và khách hàng mục tiêu:

Tự đặt mình vào vị trí khách hàng (Brainstorming): Hãy nghĩ như khách hàng mục tiêu của bạn. Họ sẽ dùng từ ngữ nào để mô tả vấn đề của họ? Họ sẽ tìm kiếm gì để tìm giải pháp hoặc tìm sản phẩm/dịch vụ như của bạn?. Ghi lại càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Nghiên cứu thị trường ngách (Niche Research):

  • Tham gia và theo dõi các diễn đàn (forums), nhóm trên mạng xã hội, các cộng đồng trực tuyến (online communities) liên quan đến lĩnh vực của bạn. Chú ý đến các chủ đề thảo luận, ngôn ngữ họ sử dụng, các câu hỏi thường được đặt ra, và các vấn đề họ gặp phải. Reddit là một ví dụ được nhắc đến như một nguồn tiềm năng.
  • Khám phá nội dung trên các nền tảng chia sẻ video hoặc nội dung ngắn như TikTok, YouTube, nơi người dùng tạo nội dung (UGC) và thảo luận về các chủ đề liên quan đến niche của bạn.
  • Đọc các bài báo, blog, ấn phẩm trong ngành để cập nhật các thuật ngữ và xu hướng mới.

Nói chuyện trực tiếp với khách hàng: Khách hàng hiện tại là một nguồn ý tưởng từ khóa tuyệt vời. Hỏi họ về cách họ tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm như của bạn, hoặc lắng nghe các câu hỏi phổ biến họ hỏi trong quá trình mua hàng/sử dụng dịch vụ.

Trao đổi với các bộ phận khác trong công ty: Đặc biệt là bộ phận bán hàng (Sales) và dịch vụ khách hàng (Customer Service). Họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và hiểu rõ các câu hỏi, vấn đề mà khách hàng gặp phải.

Phân tích hành vi người dùng: Sử dụng các công cụ như Google Trends để theo dõi mức độ phổ biến và xu hướng của các chủ đề trong niche theo thời gian. Điều này giúp bạn nắm bắt được các chủ đề đang nổi lên hoặc có tính thời vụ.

Phân tích, đánh giá và lựa chọn từ khóa để SEO

Để xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả, việc đánh giá và lựa chọn từ khóa đóng vai trò then chốt, đòi hỏi sự kết hợp giữa dữ liệu định lượng và phân tích định tính.

1. Thu thập Metrics từ khóa

Để đánh giá từ khóa, bạn cần thu thập các chỉ số của từ khóa. Các metrics này cung cấp cái nhìn sâu sắc về mức độ phổ biến, khả năng cạnh tranh và giá trị tiềm năng của từ khóa. Các chỉ số quan trọng bạn cần phải thu thập bao gồm:

  • Khối lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume)
  • Tiềm năng Traffic (Traffic Potential)
  • Độ khó từ khóa (Keyword Difficulty – KD%)
  • Tỷ lệ nhấp tự nhiên (Organic CTR)
  • Chi phí mỗi lần nhấp (Cost Per Click – CPC)
  • Xu hướng (Growth) của từ khóa
  • Tiềm năng kinh doanh (Business Potential)
  • Sự liên quan (Relevance) của từ khóa với nội dung
  • ….

Khối lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume)

Chỉ số này thể hiện số lần trung bình một từ khóa được tìm kiếm mỗi tháng.

Ví dụ, từ khóa “SEO web TMDT” có Search Volume là 800, nghĩa là từ khóa này có nhu cầu tìm kiếm thực tế và đáng để bạn dành công sức để SEO.

Còn với từ khóa “SEO website TMDT Shopify ngành bất động sản” không có Volume Search. Nghĩa là từ khóa này không có ai tìm kiếm, vậy nên từ khóa này cũng không đáng để bạn đầu tư SEO.

Tiềm năng Traffic (Traffic Potential)

Đo lường tổng lưu lượng tìm kiếm bạn có thể nhận được nếu xếp hạng cao nhất cho từ khóa đó, tính cả các biến thể từ khóa mà trang top cũng xếp hạng

Ví dụ: Từ khóa “Hướng dẫn nấu canh chua” có Volume Search là 1.100 lượt/tháng tại Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, website Bách Hóa Xanh đang top 1 với từ khóa này lại được ước tính có 5.300 traffic/tháng vì nó xếp hạng cho hơn 1.300 từ khóa liên quan khác ngoài từ khóa “Hướng dẫn nấu canh chua”.

Điều này cho thấy tiềm năng Traffic thực tế cao hơn nhiều so với chỉ số khối lượng tìm kiếm đơn lẻ.

Độ khó từ khóa (Keyword Difficulty – KD%)

Đánh giá mức độ khó để xếp hạng trong top 10 kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google cho một từ khóa nhất định, thường dựa trên số lượng miền duy nhất liên kết đến các trang xếp hạng đầu.

Ví dụ: Từ khóa “SEO là gì” có KD là 84, cho thấy việc xếp hạng cao cho từ khóa này sẽ rất khó khăn vì cần rất nhiều nguồn lực để SEO.. Ngược lại, một từ khóa có KD thấp (dưới 20) như “Cách SEO website TMDT top 1” sẽ dễ xếp hạng hơn đối với một website mới.

Chi phí mỗi lượt click (Cost Per Click – CPC)

Chỉ số này cho biết số tiền nhà quảng cáo sẵn sàng trả cho một lượt click vào quảng cáo hiển thị trên kết quả tìm kiếm cho một từ khóa nhất định. Mặc dù chủ yếu dành cho quảng cáo PPC, nhưng CPC cao có thể là một chỉ số proxy cho thấy giá trị kinh doanh cao của từ khóa đó.

Ví dụ: Từ khóa “Iphone 16 Pro Max” có CPC cao ($30) vì những người tìm kiếm từ khóa này có xu hướng muốn mua sản phẩm, trong khi “Điện thoại Iphone có tốt không” có CPC thấp hơn ($6) do là truy vấn tìm kiếm thông tin, ít có nhu cầu mua hàng hơn.

Xu hướng từ khóa (Growth hoặc Trend)

Chỉ số này giúp bạn phát hiện các từ khóa đang có xu hướng tăng độ phổ biến, ngay cả khi khối lượng tìm kiếm hiện tại còn thấp. Điều này quan trọng để có chiến lược dài hạn và đón đầu xu hướng

Tiềm năng kinh doanh (Business Potential)

Một chỉ số tùy chỉnh (thường là từ 0 đến 3) cho biết mức độ dễ dàng để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của bạn khi tạo nội dung xoay quanh từ khóa đó.

Ví dụ: Nếu bạn bán phụ kiện Aeropress, từ khóa “aeropress filters” sẽ có tiềm năng kinh doanh rất cao, trong khi “stanley thermos” sẽ có điểm thấp dù có liên quan đến cà phê vì không trực tiếp liên quan đến sản phẩm bạn bán

Search Intent (Ý định tìm kiếm)

Là lý do đằng sau truy vấn của người dùng. Có bốn loại ý định chính gồm: Informational, Navigational, Commercial và Transactional.

Ví dụ: Nếu bạn bán máy hút bụi robot, từ khóa “robot vacuum” sẽ phù hợp để triển khai cho trang sản phẩm. Nhưng nếu SERP chủ yếu hiển thị các danh sách đánh giá sản phẩm, điều đó cho thấy ý định tìm kiếm là “commercial investigation” (nghiên cứu) chứ không phải “transactional” (mua hàng ngay). Bạn cần tạo nội dung dạng top list đánh giá các loại máy hút bụi tốt nhất hay top máy hút bụi giá rẻ để

Các tính năng của SERP (SERP Features)

Semrush cũng sẽ cho bạn thấy các yếu tố bổ sung xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (ví dụ: Featured Snippets, People Also Ask, Image Packs, AI Overviews).

2. Đánh giá khả năng xếp hạng của từ khóa (Ranking Difficulty)

Trong 1 video chia sẻ về cách lựa chọn Keywords của Ahrefs, họ còn cho rằng, ngoài việc dựa vào các chỉ số của từ khóa, để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố khác để đánh giá được khả năng ranking của từ khóa như:

  • Chất lượng nội dung của đối thủ
  • Backlink trỏ về website của đối thủ
  • Domain Authority giữa mình so với các đối thủ đang top
  • Sự quen thuộc với thương hiệu (Brand Familiarity)
  • Traffic của các trang đang ranking top
  • ….

Việc đánh giá các tiêu chí này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn thực tế về khả năng cạnh tranh của từ khóa đó so với các website khác.

Dưới đây là video chia sẻ của Ahrefs mà tôi đã nhắc tới ở trên:

3. Phân tích chi phí và lợi ích khi rank top

Phân tích chi phí và lợi ích sau khi từ khóa được rank top sẽ giúp bạn phân bổ nguồn lực hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và công sức vào các từ khóa không phù hợp hoặc quá cạnh tranh.

Về chi phí:

  • Thời gian và nguồn lực sản xuất nội dung: Mất bao lâu để tạo ra nội dung chất lượng cao và duy trì nó? Bao nhiêu tiền để có được 1 bài content SEO chất lượng?
  • Xây dựng liên kết (Link Building): Các từ khóa cạnh tranh cao thường yêu cầu một lượng lớn backlink, đồng thời cũng cần thời gian và chi phí đáng kể để ranking vào top 10.

Về lợi ích:

  • Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness): Việc xuất hiện ở vị trí cao giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu đối với khách hàng.
  • Organic Traffic: Xếp hạng cao hơn trên SERPs có thể mang lại nhiều Traffic mục tiêu hơn đến website của bạn.
  • Chuyển đổi (Conversions): Các từ khóa có ý định thương mại hoặc giao dịch cao có khả năng dẫn đến chuyển đổi (ví dụ: mua hàng, đăng ký).
  • Backlinks và liên kết giới thiệu: Nội dung chất lượng cao có thể thu hút các backlink tự nhiên, giúp tăng SEO và mang lại Referral Traffic.

4. Lựa chọn từ khóa tốt nhất

Không có từ khóa nào là “tốt nhất” mà chỉ có những từ khóa phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh và khả năng cạnh tranh của bạn

Việc lựa chọn từ khóa là sự cân bằng giữa các yếu tố như tiềm năng Traffic, độ khó xếp hạng, tiềm năng kinh doanh và ý định tìm kiếm. Nếu bạn là một website mới, thì bạn nên ưu tiên các từ khóa dài (long-tail keywords) với độ khó cạnh tranh thấp, vì chúng dễ xếp hạng hơn và thu hút đối tượng mục tiêu cụ thể hơn so với việc SEO các từ khóa có Volume lớn nhưng mức độ cạnh tranh cao.

Đồng thời, từ khóa được chọn phải siêu liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi của bạn. Ví dụ Agency của tôi có bán khóa học SEO thì từ khóa “khóa học SEO” là rất quan trọng, nhưng “SEO tools” lại ít quan trọng hơn vì không liên quan trực tiếp đến dịch vụ bên tôi cung cấp.

Kết luận

Nghiên cứu từ khóa không chỉ là việc bạn tìm kiếm các từ khóa có Volume Search cao mà là một quá trình để bạn có thể hiểu đối tượng mục tiêu của bạn, đánh giá các từ khóa dựa trên nhiều yếu tố và lựa chọn những từ khóa phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh và khả năng cạnh tranh của bạn. Từ đó tiến hành gom nhóm từ khóa và lên lịch biên tập content SEO cho website của mình.

Bài viết trên được tôi tổng hợp và nghiên cứu từ nhiều nguồn chính thống như Ahrefs, Semrush, Backlinko, Blogpost,…. Kết hợp với kinh nghiệm 7 năm làm SEO. Nếu có điều gì bạn còn thắc mắc thì hãy để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận để cùng nhau trao đổi nhé.

Nguồn bài viết tham khảo: