On-page SEO là gì?

On-page SEO (hay on-site SEO) là kỹ thuật tối ưu các yếu tố có trên web page (1 trang hoặc 1 URL) để đáp ứng được người dùng và Google. Nói chung, on-page SEO tập trung vào tối ưu: title, meta description, heading, content (bao gồm văn bản, hình ảnh, media), internal link, URL trên 1 trang.

On-page và off-page SEO

Để dễ hiểu, thì on-page là tối ưu những thứ có trên website của mình. Còn ngược lại, off-page là việc tối ưu những thứ nằm ngoài website. Backlink là một yếu tố lớn nhất trong off-page SEO.

So sánhOn-pageOff-page
Định nghĩaTối ưu hóa các thành phần trên 1 trang của websiteTối ưu hóa các thành phần ngoài website
Mục tiêuNâng cao giá trị nội dung cho người dùng và bot Google dễ đọc dễ hiểuTăng cường authoritativêns (tính xác thực) và trustworthiness (độ tin cậy)
Ví dụThẻ title, meta description, heading, content, internal link, URL.Backlink, social media, brand mention

Tại sao on-page SEO lại quan trọng?

Mình đã nghiên cứu về cách hoạt động của Google khá nhiều, bạn có thể xem ở bài viết này.

Từ những bước đầu tiên để xác định 1 nội dung có hữu ích với truy vấn, Google sẽ sử dụng các yếu tố có trên trang trước như title, keyword, content,… và đây là các yếu tố trong on-page SEO.

Bạn có thể thấy, Google đánh giá rất cao các yếu tố on-page để đưa nội dung của bạn có được lên top hay không.

Bây giờ, hãy cùng mình xem qua 1 số kỹ thuật tối ưu on-page SEO từ cơ bản đến nâng cao nhé!

10 kỹ thuật tối ưu on-page SEO

Thêm internal link

Internal link là các liên kết đến 1 trang khác trên website của bạn.

Nếu biết cách tối ưu các internal link sẽ giúp người dùng có được nhiều thông tin hơn khi truy cập website của bạn.

Vì internal link là hữu ích với người dùng nên rất được Google đánh giá cao.

Thêm external link

Đi cùng với internal link thì chúng ta có external link, các liên kết ra ngoài website khác.

Đây là một link ra website khác có chức năng dẫn chứng, đưa người đọc tìm thêm các thông tin hữu ích.

Tối ưu meta description

Đây là thẻ mô tả nội dung của 1 trang, thường được viết trong giới hạn 160 ký tự.

Lúc trước, Google sẽ hiển thị đầy thẻ meta description ra ngoài SERP. Tuy nhiên hiện tại, để đáp ứng được nhiều truy vấn khác nhau của người dùng thì Google sẽ bắt những đoạn văn khớp với các truy vấn đó để đưa ra SERP.

Vì vậy, meta description hiện tại không còn quá quan trọng nữa. Tuy nhiên vẫn cần phải tối ưu kỹ bạn nhé! Làm SEO là làm hết, không bỏ qua dù là những điều nhỏ.

Tối ưu title

Thẻ title giúp Google hiển thị ngoài SERP, website của bạn được hiển thị trên trình duyệt hay hiển thị trong các tin nhắn share URL đó.

Để thu hút được người dùng click vô trang của bạn trên SERP thì cần phải tối ưu title một cách kỹ lưỡng.

Thường sẽ được viết thu hút, bao gồm từ khóa chính và từ khóa phụ, có thể kèm thêm số hoặc năm và title dài trong giới hạn 60 ký tự.

Thêm hình ảnh, video

Ảnh và video là các media giúp nội dung trở nên sinh động hơn, thu hút người dùng tiếp tục ở lại trang của bạn.

Điều này không chỉ giúp người dùng ở lại lâu hơn mà còn tăng cảm giác thích thú với website của bạn. Giúp website được Google quý hơn và sẽ tăng ranking cho bạn.

Thêm FAQ

FAQ chính là các câu hỏi thường gặp của người dùng khi họ có 1 truy vấn nào đó.

Bạn cần search Google các truy vấn đó để biết người dùng đang thắc mắc điều gì, sau đó hãy giải đáp thắc mắc của người dùng bằng FAQ ở phía cuối trang.

Lưu ý quan trọng, bạn cần phải đưa FAQ vào structured data (dữ liệu có cấu trúc) để Google hiểu được đây là FAQ.

Ngày xưa, FAQ được đưa ra ngoài SERP, tuy nhiên hiện tại Google đã bỏ phần này.

Nhưng chúng ta vẫn cần làm, vì điều này đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Nội dung hữu ích

2023, Google đã có 1 update lớn là nội dung hữu ích.

Đây là bản update cực quan trọng, điều này có nghĩa là gì?

Các nội dung chất lượng, hữu ích, đáp ứng được truy vấn của người dùng dễ được lọt vào mắt xanh của Google.

Vì vậy, khi cung cấp nội dung hãy đặt bản thân mình vào là 1 người dùng đang tìm kiếm để có thể cung cấp được nội dung hữu ích nhất cho họ.

Nội dung hữu ích không chỉ cung cấp mỗi nội dung đáp ứng cho từ khóa, mà còn cung cấp thêm nội dung cho 1 số câu hỏi xoay quanh từ khóa đó của người dùng.

Từ khóa

Yếu tố quan trọng nhất là từ khóa, từ khóa không phải là nội dung chứa từ khóa chính, từ khóa phụ hay nhồi nhét từ khóa. Mà là nội dung đáp ứng được cho từ khóa đó.

Trong thuật toán tìm kiếm của Google, họ đã công bố luôn là từ khóa có nằm trong nội dung hay không để xác định nội dung đó phù hợp với truy vấn của người dùng.

Vì vậy, việc đưa từ khóa chính, từ khóa phụ trong nội dung là điều quan trọng và cần làm.

Tối ưu URL

URL là yếu tố cần tối ưu khi làm on-page SEO.

Hãy tối ưu URL đủ ngắn, chứa từ khóa chính bạn cần SEO.

Một URL thân thiện sẽ:

  • Ngắn gọn và bao hàm được nội dung của trang.
  • Chứa từ khóa chính cần SEO.
  • Liên quan đến nội dung của trang.

Sử dụng heading

Heading là một yếu tố cực quan trọng.

Heading bao gồm:

  • Heading 1: H1
  • Heading 2: H2
  • Heading 3: H3
  • Heading 4: H4
  • Heading 5: H5
  • Heading 6: H4

Hãy triển khai các heading thật logic để Google và người dùng dễ hiểu nội dung mà trang của bạn đang cung cấp là gì.

Các thẻ H2, H3 là quan trọng nhất. H4, H5, H6 sử dụng khi bạn có nhiều mục con hơn.

Kỹ thuật tối ưu on-page nâng cao

Tối ưu Page speed

Nhiều bạn lầm tưởng page speed là điểm số PageSpeed Insights khi check 1 domain trên https://pagespeed.web.dev/.

Nói đến page speed nghĩa là thời gian tải trang cần SEO của bạn có nhanh không. Bạn hãy nhập URL cần SEO vào https://pagespeed.web.dev/ để xem hoặc mở 1 tab ẩn danh và xem URL của bạn có thực sự tải nhanh hay không.

Tối ưu Core Web Vitals

Đi chung với page speed là chỉ số Core Web Vitals, chỉ số này thì không thể đo được bằng mắt và cảm nhận. Mà cần có công cụ, đó chính là check trên https://pagespeed.web.dev/.

3 chỉ số trong Core Web Vitals chính và các con số cần đạt được là:

  • Largest Contentful Paint (LCP): đo lường hiệu suất tải. Để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, LCP phải diễn ra trong vòng 2,5 giây kể từ khi trang bắt đầu tải lần đầu tiên.
  • Cumulative Layout Shift (CLS): đo độ ổn định thị giác. Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, phải duy trì CLS ở mức 0,1. hoặc ít hơn.
  • First Input Delay (FID): đo lường tính tương tác. Để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, các trang phải có FID từ 100 mili giây trở xuống.

Hãy nhớ rằng, chỉ số này đánh giá cho từng trang. Nghĩa là on-page từng trang thì bạn phải check từng trang nhé!

Tối ưu cho featured snippet

Featured snippet là đoạn trích nổi bật được Google đưa lên trên top 1 cho từ khóa của người dùng tìm kiếm.

Việc này giúp website bạn đang ở top 7, 8 cũng có thể lên top 1 khi được Google trích đoạn trong trang lên.

Bổ sung các rich snippet

Ngoài featured snippet, chúng ta còn các có rich snippet khác hiển thị ngoài SERP:

  • FAQ: câu hỏi thường gặp (ngày xưa mới hiển thị, còn giờ thì không)
  • Ratting: đánh giá trang

Hãy thêm đánh giá bài viết vào phía cuối để người dùng đánh giá, và được đưa ra ngoài Google nhìn rất uy tín.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare